Tuesday, August 9, 2016

Pokemon Go bị nghi ngờ là công cụ gián điệp của Nga ?

Từ giữa tháng 7, nhiều trang báo mạng Nga đưa tin CIA đang sử dụng trò chơi này cho mục đích thu thập dữ liệu người dùng.


ro-tin-cia-dung-pokemon-go-lam-cong-cu-gian-diep
Pokemon Go bị nghi ngờ là công cụ gián điệp của Nga.
Theo phân tích của Maxpark (một tờ báo chuyên về công nghệ của Nga)Pokemon Go là tựa game được phát triển bởi đội ngũ Niantic Labs và Nintendo. Trong quá khứ, Niantic vốn là một công ty con của Google. Giám đốc điều hành của Niantic là John Hanke, đồng sáng lập Keyhole, cũng là một công ty con của Google. Dự án lớn nhất mà Keyhole thực hiện là Google Earth.

Sau đó, Hanke tiếp tục phát triển Google Maps và các dự án liên quan trước khi thành lập Niantic năm 2010. Dự án mới này có nhiệm vụ tìm ra những cách thú vị cho người dùng sử dụng công nghệ lập bản đồ để tương tác với thế giới xung quanh. Tháng 10/2015, Niantic tách ra và hoạt động độc lập.

Về Keyhole, đây là dự án có sự tham gia của CIA khi từng nhận số lượng lớn tiền tài trợ của Quỹ In-Q-Tel - một quỹ đặc biệt được tổ chức tình báo này thành lập năm 1999. Nhiều nghi vấn cho rằng, có thể tổ chức tình báo của Mỹ rót tiền cho mục đích thu thập các dữ liệu về bản đồ trên toàn thế giới.

Xâu chuỗi các liên quan, tờ báo công nghệ Nga đã nghi ngờ Niantic Labs có liên quan mật thiết đến tổ chức tình báo Mỹ. Thậm chí, một số nhà bảo mật cho rằng CIA từng tài trợ cho Niantic để tạo ra nhiều loại virus máy tính để ắn cắp dữ liệu thông tin lưu trữ trong máy tính, điện thoại di động, điện thoại cố định.
Trong khi đó, theo Belvpo, Pokemon Go không phải là trò chơi giải trí đơn thuần, mà là "công cụ cấp cao" mà Niantic phát triển để thu thập các thông tin trên bề mặt trái đất. Hãng tin này cho rằng, với việc đòi hỏi hầu hết các quyền bao gồm: truy cập vào camera, microphone, con quay hồi chuyển, GPS, thiết bị cắm (bao gồm USB)… khi cài đặt, cũng như cách chơi theo dạng tương tác thực tế cho phép camera thu nhận mọi hình ảnh ngoài đời thực, hầu như mọi dữ liệu đều bị lưu lại, chủ yếu là hình ảnh và âm thanh. 


Điều này sẽ thật sự hữu ích đối với ứng dụng bản đồ của Google. Việc thu thập sẽ giúp hãng này có thêm dữ liệu về các địa điểm mới cho ứng dụng bản đồ và dịch vụ Street View, đặc biệt là những nơi bị cấm.

Với việc CIA đứng sau, Pokemon Go đang trở thành mối lo của nhiều quốc gia trên thế giới. Với cách chơi đặc trưng, người chơi có thể lạc vào các khu vực cấm và những hình ảnh, âm thanh thu được từ camera ở khu vực đó nhanh chóng truyền về máy chủ của Niantic (hoặc CIA) bởi smartphone luôn kết nối mạng. Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Nga và một số quốc gia đã cấm tất cả các nhân làm việc trong các cơ sở quốc phòng an ninh tiếp cận trò chơi này vì lo ngại mọi bí mật trong các cơ quan đó bị lộ.

Những lo ngại trên không phải là không có cơ sở, khi mới đây, Jakarta Globe đăng tin một người đàn ông Pháp có tên Romen Pierra đã bị cảnh sát Indonesia bắt giữ vì đã xâm phạm vào một khu vực quân sự của nước này. Theo lời khai, anh ta đang chơi Pokemon Go và bị "lạc" vào đó khi mải mê đuổi theo một con Pokemon. Vì là hành động không có chủ đích, Pierra đã được thả sau đó.

Pierra chỉ là một trong số rất nhiều người chơi Pokemon Go đi lạc vào các khu vực không được phép tới, như khu quân sự, nơi thực hiện các bí mật quốc gia… hoặc các khu vực nguy hiểm. Với các Pokemon xuất hiện tại từng khu vực, người chơi mải mê đuổi theo chúng mà quên mất rằng mình đang làm việc nguy hiểm đến tính mạng.




 

No comments:

Post a Comment